Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

Để tạo ra những khuôn dập hiệu quả, việc lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố then chốt. Trong số các vật liệu được sử dụng, thép công cụ nổi bật với tính năng vượt trội về độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng chịu nhiệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp 7 loại thép phổ biến nhất được sử dụng làm vật liệu cho khuôn dập nguội.

1. Thép SKD11

Thép SKD11 là một trong những vật liệu làm khuôn dập nguội được ứng dụng phổ biến hiện nay. Loại thép này có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng chống mài mòn cao, tính chất thấm tôi tốt.  Chính vì vậy, SKD11 rất phù hợp cho việc gia công khuôn dập. Dưới đây là các thông số kỹ thuật của loại thép này:

  • Thành phần hóa học: C (1.5%), Cr (12%), Mo(1%), V (0.35%), Si(0.25%) và Mn (0.45%).

  • Nhiệt độ ủ: 830-880 độ C

Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

2. Thép SK3

Đây là vật liệu thường dùng để gia công khuôn lỗ hình, khuôn vuốt lỗ sâu, bèn rèn… Đặc biệt, loại thép này có độ giãn dài đạt 32% và độ bền kéo đứt lên tới 783 N/mm². Nhờ những đặc tính này, thép SK3 có khả năng chịu đựng lực dập rất lớn trong quá trình gia công mà không làm biến dạng lòng khuôn. Dưới đây là các thông số kỹ thuật của loại thép này:

  • Thành phần hóa học: C (0.95%), Si (0.25%), Mn (1.05%), Cr (0.75%), P (0.025%) và S (0.01%).

  • Nhiệt độ ủ: 760-820 độ C

  • Độ cứng: 53 HRC

Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

3. Thép SK4

Thép SK4 là một loại thép phổ biến được sử dụng trong chế tạo khuôn dập nguội hiện nay. Với độ cứng đạt đến 54 HRC, theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, loại thép này hoàn toàn phù hợp để áp dụng trong hệ thống khuôn dập của doanh nghiệp bạn. Dưới đây là các thông số kỹ thuật của thép SK4:

  • Thành phần hóa học: C (1%), Si (0.35%), Mn (0.55%), Ni (0.25%), Cr (0.3%), Cu (0.25%), P (0.03%), S (0.03%)

  • Nhiệt độ ủ: 740-760 độ C

  • Độ cứng: >= 61 HRC

4. Thép SUS420J2

Thép SUS420J2 là một loại thép không gỉ có chứa hàm lượng carbon cao, được sử dụng phổ biến trong chế tạo khuôn dập nguội. Với tính năng chống ăn mòn và độ cứng tốt, loại thép này rất phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền và độ chính xác cao. Thông số kỹ thuật của vật liệu này gồm có:

  • Thành phần hóa học: C (0.2 - 0.4%), Cr (12 - 14%), Mn (1%), Si (1%), S (0.03%), Ni (0.6%).

  • Nhiệt độ ủ: 800 - 850 độ C

  • Độ cứng: 48 - 52 HRC

Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

5. Thép H13

Đây là loại vật liệu làm khuôn dập nguội được ưa chuộng hiện nay nhờ vào các đặc tính cơ học vượt trội như khả năng chịu nhiệt tốt, chống mài mòn, góp phần cải thiện hiệu suất sản xuất.

  • Thành phần hóa học: C (0.32-0.45%), Si (0.80-1.2%), Mn (0.4-0.6%), Cr (5-5.5%), Mo (1.1-1.75%), V (0.8-1.2%), P (≤0.03%), S (≤0.03).

  • Nhiệt độ ủ: 900 đến 1050 độ C

  • Độ cứng: 48 - 54 HRC

>> Xem thêm: Phương pháp RAM trong nhiệt luyện giúp giảm độ cứng và tăng độ dẻo của kim loại

6. Thép SKS93

Đây là vật liệu thường được sử dụng trong sản xuất khuôn dập nguội. Với thành phần hóa học được thiết kế đặc biệt, SKS93 có khả năng chịu nhiệt tốt và độ bền cơ học cao, giúp vật liệu này duy trì độ cứng ổn định trong quá trình gia công. 

Thông số kỹ thuật của vật liệu làm khuôn nguội này là:

  • Thành phần hóa học: C (1.05%), Si (0.48%), Mn (1%), Ni (0.25%), Cr(0.5%), P(0.03%), S(0.03%).

  • Nhiệt độ ủ: 750-780 độ C

  • Độ cứng: >=62HRC

Tổng Hợp 7 Loại Thép Được Dùng Vật Liệu Làm Khuôn Dập Nguội Phổ Biến

7. Thép DC11

Thép DC11 là vật liệu làm khuôn dập nguội cao cấp với khả năng chịu mài mòn vượt trội.  Loại thép này thường được sử dụng cho khuôn dập nguội khi cần chịu lực cao và có độ bền dài lâu. DC11 có khả năng gia công tốt và giữ được độ cứng cao trong thời gian dài, giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất.

Dưới đây là các thông số kỹ thuật của thép DC11:

  • Thành phần hóa học: Cacbon (1.4-1.6%), Silic (0.4%), Mangan (0.6%), Photpho (0.03%), Lưu huỳnh (0.03%), Niken (0.18%), Crom (11-13%), Đồng (0.25%), Molipden (0.8-1.2%), Vanadium (0.2-0.5%)

  • Độ cứng thép: 60-62 HRC

>> Xem thêm: Nhiệt luyện chân không thép 2379 tròn đặt có làm gia tăng độ dẻo của thép không

Kết luận

Việc lựa chọn vật liệu làm khuôn dập nguội phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất. Hy vọng với những thông tin trên về 7 loại thép phổ biến, bạn có thể dễ dàng chọn lựa loại thép thích hợp cho nhu cầu chế tạo khuôn của mình. 

Bài trước Bài sau